Lễ dạm ngõ, một trong những nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Nó là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, trao đổi và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Trong lễ dạm ngõ, các tráp lễ vật là yếu tố không thể thiếu. Lễ vật biểu đạt cho lòng thành kính và sự chu đáo của gia đình nhà trai. Việc chọn tráp dạm ngõ không chỉ cần sự cẩn thận, mà còn đòi hỏi sự tinh tế và am hiểu về phong tục, văn hóa. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn tráp dạm ngõ cho ngày đặc biệt này.
Lễ dạm ngõ nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị gì?
Lễ dạm ngõ phía nhà trai cần chuẩn bị gì?
Tương tự như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh mang lễ vật đến rước công chúa Mị Nương, nhà trai cũng phải chuẩn bị các lễ vật trong lễ dạm ngõ đến hỏi cưới cô dâu. So với đám cưới thì các lễ vật trong lễ dạm ngõ có phần đơn giản hơn nhiều. Thông thường các lễ vật sẽ là: Trầu, cau, rượu, hoa quả, bánh, kẹo… nhà trai có thể đặt một tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình nhà trai có người khéo tay thì hoàn toàn có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi của từng vùng miền và thủ tục của gia đình.
Trong thời đại mới, thủ tục cũng được tinh gọn và đơn giản. Vì thế tráp dạm ngõ cũng được tinh giản lại trong một tráp lễ vật, đầy đủ bao gồm: rượu, trà, hoa, trái cây, trầu cau,…
Xem thêm: Những mẫu tráp dạm ngõ đẹp
Lễ dạm ngõ phía nhà gái cần chuẩn bị gì?
Nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, trang trí lại đồ đạc trong nhà sao cho đẹp mắt nhất và chuẩn bị tiếp đón nhà trai tươm tất chu đáo. Dọn dẹp, cắm hoa bày trí mâm ngũ quả tại ban thờ gia tiên, thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng kiến lễ dạm ngõ cùng hai bên gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ dạm ngõ, cô dâu, chú rể sẽ lên thắp hương bàn thờ gia tiên do đó việc trang trí ban thờ gia tiên là điều phải làm, không thể bỏ qua. Nhà gái có thể chuẩn bị một mâm cơm để đãi khách, không cần quá cầu kỳ, nhưng đầy đủ để giúp tăng thêm tình hữu nghị giữa
Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Vào đúng ngày hai bên gia đình thống nhất, gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang nhà gái tiến hành các thủ tục.
Đại diện bên gia đình nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu các thành viên nhà trai tham gia buổi lễ gồm những ai. Nhà trai sẽ trình tráp chạm ngõ gồm các lễ vật đã chuẩn bị sẵn lên bàn thờ gia tiên nhà gái. Tiếp đó, sẽ xin phép cho cô dâu chú rể được chính thức qua lại tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân.
Gia đình nhà gái cũng cử ra người đại diện để đáp lại lời phát biểu của đại diện gia đình nhà trai. Người đại diện sẽ đứng dậy cảm ơn, đồng thời giới thiệu thành viên gia đình nhà gái tham gia buổi lễ dạm ngõ này.
Sau thời gian chào hỏi, nói chuyện, cô dâu chú rể tương lai sẽ lên thắp hương và dâng lễ vật đến bàn thờ tổ tiên.
Hai nhà tiếp tục bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức thủ tục tiếp theo, cũng như những sính lễ cần chuẩn bị trong ngày lễ ăn hỏi, xem xem nhà gái thách cưới ra sao, có những yêu cầu gì trong buổi lễ để gia đình nhà trai chuẩn bị.
Gia đình nhà gái có thể mời gia đình nhà trai ở lại ăn bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu hai bên không có điều kiện và thời gian thì nhà gái cũng có thể chỉ mời nước, hoa quả và bánh kẹo chứ không nhất thiết phải thiết đãi cơm.
Kinh nghiệm chuẩn bị cho lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức chính thức tại tư gia của nhà gái. Vì ấn tượng ban đầu là rất quan trọng nên việc chuẩn bị đầy đủ, chỉnh chu sẽ góp phần giúp nhà trai có thiện cảm hơn với cô dâu tương lai. Vậy nên, nhà gái luôn cần xem xét, chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng, đầy đủ. Ngoài việc nhà gái cần ăn dọn dẹp lại nhà cửa, có thể cần phải kê thêm bàn ghế chuẩn bị đủ chỗ ngồi để hai bên gia đình ngồi nói chuyện.
Ngoài việc chuẩn bị kỹ càng thủ tục lễ dạm ngõ, thì bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cũng cần được chuẩn bị chu đáo nhất có thể: Bài phát biểu nên được chuẩn bị trước 1 tuần, giao cho người viết tốt soạn thảo và một người diễn thuyết tốt để trình bày, bài phát biểu nên súc tích, giữ cảm xúc chừng mực.
Các câu hỏi thường gặp về lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ có cần xem ngày?
Việc chọn thời gian cũng như việc xem ngày, giờ không quá khắt khe nhưng một vài gia đình vẫn khá xem trọng điều này, vậy nên họ thường chọn ngày tốt, hoàng đạo để bảo đảm mọi việc diễn ra suôn sẻ. Tránh tổ chức lễ dạm vào những ngày xấu, giờ xấu, nhất là những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú…
Trang phục lễ dạm ngõ là gì?
Khác biệt với lễ cưới, trang phục của cô dâu chú rể không cần quá cầu kỳ, cũng không cần phải mặc lễ phục. Tuy nhiên, cả hai vẫn nên chọn cho mình những bộ trang phục thoải mái, đơn giản, gọn gàng và chỉnh chu nhất. Đối với quan viên hai họ của hai bên gia đình cũng vậy, các trang phục lịch sự là những bộ trang phục phù hợp nhất.
Tuy lễ dạm ngõ không phải là buổi lễ quan trọng nhất trong hành trình tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, nó cũng mang một ý nghĩa to lớn, ý nghĩa đặc biệt cuộc sống nghiêm túc của cặp đôi. Vì vậy, với những chia sẻ trên, chúng mình mong muốn có thể tiếp thêm thông tin, giúp buổi lễ dạm ngõ thành công trọn vẹn.